Bọc răng sứ bị ê buốt thường xảy ra là do các nguyên nhân khác nhau, bao gồm: nướu chưa đủ thích nghi với mão sứ và không điều trị triệt để tủy răng.
Các bác sĩ mài nhiều men răng thật hoặc có thể là do lắp mão sứ sứ sai khớp cắn hoặc keo nha khoa lỏng hay thói quen nghiến răng lúc ngủ và răng sứ chất lượng kém. Chính vì vậy để cải thiện hiện tượng trên, các bạn có thể uống thuốc giảm đau và súc miệng bằng nước muối- chườm đá hoặc dùng hàm bảo vệ răng.
Để hiểu rõ hơn cùng Devo tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Tại sao bọc răng sứ bị ê buốt răng?
Theo chia sẻ của bác sĩ Lương Văn Thư tại Nha Khoa Devo, hiện tượng ê buốt răng sau khi bọc sứ thường do các triệu chứng: nướu chưa đủ thời gian thích nghi với răng sứ không điều trị hết tủy răng hoặc bác sĩ mài nhiều men răng…
Nướu chưa đủ thời gian thích nghi
Sau khi lắp mão sứ xong, nướu vẫn chưa kịp thích nghi với chất liệu mới. Và đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng răng bị ê buốt nhẹ sau khi bọc sứ thẩm mỹ.
Phải cần một khoảng thời gian thì nướu mới có thể thích ứng với mão sứ mới. Và khi đó các tình trạng ê buốt sẽ dần dần biến mất. Đồng thời bạn có thể bắt đầu ăn uống và sinh hoạt trở lại như bình thường.
Xem thêm: Quy trình bọc răng sứ chuẩn quốc tế
Bọc răng sứ bị ê buốt do điều trị chưa hết tủy răng
Nếu như tủy răng bạn gặp vấn đề, thì bác sĩ cần phải điều trị triệt để trước khi bọc sứ. Các bác sĩ sẽ sử dụng những thiết bị cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các mô và tủy bị nhiễm trùng ra ngoài.
Tuy nhiên, những bác sĩ “non tay” thì sẽ rất dễ mắc phải sai lầm trong quá trình bọc răng sứ. Điển hình như là tủy chưa được lấy sạch, hay các vi khuẩn vẫn còn lưu lại trong răng, thế nhưng đã mài răng và lắp mão sứ lên trên. Trong khi đó, tình trạng ê buốt răng kéo dài nhiều ngày hiện là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ phải đối mặt với những rủi ro khác nhau như là mất răng thật, áp xe quanh răng và viêm xương tủy hàm răng.
Bác sĩ mài quá nhiều men răng
Trước khi bọc răng sứ thì bác sĩ nha khoa sẽ cần mài răng với một tỉ lệ thích hợp nhất định. Tuy nhiên đây không phải là một kỹ thuật đơn giản nên đòi hỏi các bác sĩ phải có chuyên môn cao và thực hiện một cách tỉ mỉ nhất.
Nếu bác sĩ tính toán sai tỉ lệ hoặc sai thao tác và không chính xác dẫn đến mài men răng nhiều thì ngà răng bên trong sẽ bị lộ ra ngoài. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều và gây ê buốt dai dẳng.
Xem thêm: Mài răng bọc sứ có đau không?
Bọc răng sứ bị ê buốt vì lắp răng sứ sai khớp cắn
Trong quá trình lắp mão sứ, các bác sĩ không nắn chỉnh răng về đúng vị trí sẽ khiến cho hai hàm trên dưới bị sai lệch khớp cắn. Ngoài ra thì việc lắp mão sứ không chính xác còn làm răng sứ cao hơn so với những chiếc răng còn lại trên cung hàm.
Chính vì vậy, trong quá trình ăn nhai hàng ngày thì phần lực sẽ dồn hết vào thân răng sứ và tăng áp lực lên chân răng thật gây đau buốt kéo dài.
Thói quen nghiến răng
Nghiên cứu khảo sát mối liên hệ giữa nghiến răng và tình trạng ê buốt răng sau khi bọc sứ. Và nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 157 người. Thì trong đó, có gần 30% người tham gia khảo sát bị ê buốt răng do có thói quen nghiến răng khi ngủ gây ra.
Bởi nghiến răng vô tình khiến cho những răng đối diện tác động một lực mạnh và liên tục lên phần răng sứ của chúng ra. Răng sứ phải chịu những áp lực lớn trong khoảng thời gian dài và nó làm bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt răng hơn. Tình trạng ê buốt thường ở mức độ nặng nhất vào buổi sáng và lúc bạn vừa mới ngủ dậy.
Xem thêm: Bọc răng sứ bao lâu thì hỏng?
Bọc răng sứ bị ê buốt do keo nha khoa lỏng
Khi bọc răng sứ, thì bác sĩ sẽ dùng một loại keo dán chuyên dụng để cố định mão sứ trên cùi răng thật cho bạn. Mặc dù trong lĩnh vực răng hàm mặt, thì công nghệ làm cứng keo dán răng sứ đang được áp dụng rất rộng rãi hiện nay.
Thế nhưng nếu như bạn làm răng sứ ở những cơ sở kém uy tín, có công nghệ và máy móc lỗi thời thì hiện tượng keo dán bị lỏng sẽ rò rỉ ra ngoài vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Chính điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt răng hay thậm chí có người còn bị rơi mão sứ ra ngoài.
Răng sứ kém chất lượng
Khi bạn chọn những cơ sở răng hàm mặt hoạt động “chui” thường sử dụng các loại răng sứ kém chất lượng và có xuất xứ không rõ ràng, thì khả năng tương thích với cơ thể không cao. Đồng thời khi đó các mô nướu xung quanh răng sẽ bị kích ứng và viêm nhiễm nặng. Không chỉ vậy, cùi răng thật cũng bị ảnh hưởng xấu và gây ê buốt nghiêm trọng, đặc biệt là những lúc bạn ăn đồ nóng và lạnh.
2. Cách khắc phục răng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt phải làm gì?
Bạn có thể dễ dàng xoa dịu cơn ê buốt răng sau khi bọc răng sứ bằng những cách sau như là: dùng thuốc giảm đau hoặc súc miệng nước muối pha loãng hay chườm đá lạnh và dùng hàm bảo vệ răng…
Dùng thuốc giảm đau
Việc sử dụng thuốc là giải pháp nhanh nhất để khắc phục tình trạng ê buốt và đau nhức sau khi bọc răng sứ. Thế nhưng bạn chỉ nên dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn nhé.
Hiện trên thị trường, có rất nhiều các cửa hiệu thuốc bày bán rất nhiều loại thuốc bôi hoặc thuốc uống để giảm ê buốt răng khác nhau. Bạn không nên tự ý mua thuốc bên ngoài sử dụng để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau nay.
Súc miệng nước muối
Súc miệng nước muối đây là một cách cực kỳ đơn giản để giảm ê buốt răng mà bạn nên áp dụng đó là súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần/1 ngày. Và mỗi lần, bạn nên thực hiện trong khoảng 30 – 60 giây để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Ngoài khả năng giảm đau buốt nhanh chóng, thì muối còn có công dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng như là viêm nướu, viêm nha chu hay cũng có thể là sâu răng.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý nồng độ 0,9% ở ngoài tiệm thuốc hoặc là tự pha nước muối loãng tại nhà. Đồng thời bạn cũng cần súc miệng lại với nước lọc để loại bỏ toàn bộ mảng bám và cặn muối còn sót lại trong khoang miệng nhé.
Chườm đá
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt, việc chườm đá là cách giảm ê buốt tạm thời cực kỳ hiệu quả sau khi bọc mão sứ nhé. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được chườm trực tiếp lên phần răng sứ vì chúng có thể khiến cho cảm giác đau buốt nghiêm trọng hơn rất nhiều đó
Chính vì thế bạn chỉ nên chườm đá ở vùng má bên ngoài răng sứ trong khoảng 10 phút và sau đó, bạn ngừng một lúc rồi lại tiếp tục chườm đá nhé. Cứ như vậy, mỗi cơn ê buốt răng sẽ nhanh chóng giảm bớt tốt nhất.
Xem thêm: Dán răng sứ venner bao nhiêu tiền?
Dùng hàm bảo vệ răng
Và nếu như nguyên nhân gây nên hiện tượng ê buốt là do thói quen nghiến răng thì bạn có thể khắc phục bằng cách đeo hàm bảo vệ răng trước khi đi ngủ nhé. Nhờ đó, các răng sẽ hạn chế va chạm trực tiếp tới răng sứ khi vừa bọc.
Hàm bảo vệ răng thường được từ vật liệu nhựa acrylic chất lượng cao và có màu trong suốt nó được thiết kế dựa trên dấu hàm của từng người. Vậy nên khi đeo hàm, bạn sẽ cảm thấy vừa vặn, thoải mái cũng như là dễ dàng tháo lắp và ít bị rơi ra ngoài khi ngủ nhé.
Đến nha khoa thăm khám
Trong trường hợp tình trạng ê buốt răng ngày một nghiêm trọng hơn, việc đầu tiên mà bạn cần làm là nhanh chóng tới đơn vị nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và lên phương án xử lý phù hợp nhất.
Nếu như răng sứ bị lắp lệch, các bác sĩ sẽ tiến hành tháo lớp mão sứ cũ ra để điều chỉnh lại sao cho khít với viền nướu. Đối với trường hợp bạn mắc những bệnh lý về răng miệng thì bác sĩ cần điều trị triệt để trước khi lắp lại mão sứ.
Xem thêm: Sau khi bọc răng sứ có niềng được không?
3. Bọc răng sứ xong uống nước lạnh bị buốt
Các tình trạng ê buốt răng khi uống nước lạnh trong khoảng 2 – 3 ngày sau bọc răng sứ là điều hoàn toàn bình thường nhé, nên bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi nguyên nhân gây ê răng là do nướu chưa thực sự thích ứng được với răng sứ vừa bọc.
Ngoài ra, thì trước khi tiến hành bọc sứ, các bác sĩ cần mài đi một lớp men răng thật để điều chỉnh hình thể của răng và nó tạo kết nối vững chắc giữa mão sứ với các răng thật. Thế nhưng điều đó cũng khiến cho răng trở nên nhạy cảm trong vài ngày đầu sau khi bọc sứ thẩm mỹ.
Hiện đây chính là nguyên nhân khiến cho các dây thần kinh bên trong răng phản ứng nhạy hơn với so với nhiệt độ của thực phẩm mà bạn sử dụng và nó gây ê buốt, đặc biệt là nước lạnh.
Nếu như tình trạng buốt răng khi uống nước lạnh thường xuyên xảy ra thì rất có thể quá trình bọc răng sứ đã xảy ra những sai sót như mài răng quá nhiều, chưa điều trị hết tủy răng hoặc bác sĩ lắp mão sứ sai khớp cắn.
Khi đó, bạn cần nhanh chóng tới địa chỉ răng hàm mặt uy tín để được khắc phục kịp thời. Trong trường hợp bạn chủ quan để tình trạng ê buốt diễn ra quá lâu thì sẽ có nguy cơ đối mặt với những nguy hiểm như mất chức năng ăn nhai, hỏng răng thật và nhiễm trùng nướu.
4. Bọc răng sứ bao lâu thì hết ê buốt
Thông thường, thì sau khi bọc răng sứ hiện tượng ê buốt sẽ kết thúc chỉ sau 2 – 3 ngày. Hiện đây là khoảng thời gian đủ để nướu và răng cùng với các bộ phận khác ở trong khoang miệng hoàn toàn thích ứng được với sự hiện diện của mão sứ.
Thế nhưng bọc răng sứ bao lâu hết ê buốt còn tùy thuộc vào những yếu tố như cơ địa của từng người và tay nghề bác sĩ cũng như cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Cụ thể như sau:
- Do cơ địa: Những người cơ địa tốt có thể chỉ bị buốt răng khoảng vài giờ sau khi bọc răng sứ là hết. Trong khi đó, thì hiện tượng trên cũng có thể kéo dài khoảng 4 – 5 ngày đối với người có cơ địa yếu và răng nhạy cảm hơn.
- Tay nghề của bác sĩ: Những bác sĩ giỏi sẽ thực hiện chính xác mọi thao tác trong quá trình mài răng và giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn cũng như mức độ ê buốt sau khi làm răng. Đồng thời các bác sĩ non tay sẽ rất dễ tính toán sai tỷ lệ mài răng và mài răng không đúng kỹ thuật… Trong khi đó bạn sẽ gặp phải tình trạng ê buốt kéo dài sau khi bọc sứ.
- Cách chăm sóc tại nhà: Còn nếu như bạn vệ sinh răng miệng cẩn thận và ăn uống khoa học theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa, thì tình trạng ê buốt sau khi làm răng sứ sẽ nhanh chóng hết. Ngược lại, trong trường hợp bạn chải răng mạnh hoặc là ăn thực phẩm quá lạnh thì răng sẽ bị ê buốt dai dẳng và lâu hơn.
5. Bọc răng sứ mấy ngày hết đau
Theo các bác sĩ chuyên gia cho biết, ngoài việc ê buốt răng, những người có nền răng nhạy cảm thường gặp phải tình trạng đau nhức trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi bọc răng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng bởi những cơn đau chỉ mức độ nhẹ và không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của bạn.
Chỉ cần bạn chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì những cơn đau sẽ nhanh chóng giảm bớt và biến mất hoàn toàn chỉ sau vài ngày.
Đối với trường hợp răng bị đau nhức dữ dội, thì việc kéo dài nhiều ngày kèm theo tình trạng sưng nướu cũng thân nhiệt tăng cao đột ngột… thì rất có thể bạn đã gặp phải các biến chứng sau khi bọc sứ cũng như nhiễm trùng, hỏng răng gốc hoặc viêm tủy. Khi đó thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Xem chi tiết: Bọc răng sứ không mài răng giá bao nhiêu?
6. Cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ
Sau khi làm răng sứ để tránh tình trạng bị ê buốt và đau nhức kéo dài thì bạn cần chú ý một vài vấn đề sau trong quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà:
- Đó là sử dụng bàn chải mềm đánh răng 2 lần mỗi ngày nhằm loại bỏ những mảng bám ở kẽ răng. Mỗi Khi đánh răng thì bạn nên chải theo chiều dọc hoặc là đường tròn, để tránh gây tổn hại tới răng và nướu.
- Nên dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước chuyên dụng để làm sạch thức ăn còn bám lại trên răng sau khi ăn. Bạn không nên sử dụng tăm xỉa răng bằng tre bởi chúng có thể làm tổn thương nướu và khiến răng bị thưa hơn.
- Thăm khám răng miệng định kỳ để bác sĩ kiểm tra lại mão sứ thường xuyên
- Sử dụng nước muối loãng súc miệng 2 lần mỗi ngày nhằm loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng bảo vệ răng tốt nhất.
- Không nên ăn đồ ăn cứng- dai bởi vì chúng có thể khiến cho phần cùi răng bị tổn thương nghiêm trọng. Thay vì thế, bạn hãy ăn nhiều trái cây và rau xanh… để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể,nhằm giúp răng với nướu thêm chắc khỏe.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng nhé, đặc biệt là khi vừa mới bọc răng sứ xong. Những thực phẩm trên có thể sẽ khiến cho tình trạng ê buốt thêm nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ ngay tới nha khoa Devo để được giải đáp và đặt lịch khám miễn phí nhé !!