Cấy ghép Implant là gì? Nhờ công nghệ hiện đại vượt bậc về thời gian phương pháp cấy ghép Implant là một phương pháp điều trị nha khoa được đánh giá là tiên tiến bậc nhất hiện nay, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng.
Cùng nha khoa Tận Tâm tìm hiểu nhé!
Implant là gì?
Khái niệm
Implant nha khoa, hay còn gọi là cấy ghép implant, là một trụ nhỏ làm bằng titanium được đặt vào xương hàm thông qua phẫu thuật. Trụ này đóng vai trò như một chân răng nhân tạo, vững chắc và ổn định, giúp nâng đỡ mão răng sứ, cầu răng hoặc hàm giả tháo lắp.
Nói một cách dễ hiểu: implant là giải pháp thay thế chân răng đã mất, mang lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ gần giống như răng thật.
Các Giai Đoạn Của Quá Trình Tích Hợp Xương
Quá trình tích hợp xương diễn ra qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những thay đổi quan trọng trong cấu trúc xương và mối liên hệ giữa xương và trụ Implant.
- Giai đoạn viêm (Inflammation phase): Ngay sau khi cấy ghép trụ Implant, các mô xung quanh sẽ bị tổn thương nhẹ, gây ra phản ứng viêm tự nhiên. Máu sẽ chảy vào vùng cấy ghép, hình thành cục máu đông, giúp bảo vệ vết thương và cung cấp các yếu tố tăng trưởng cần thiết cho quá trình lành thương.
- Giai đoạn tăng sinh (Proliferation phase): Trong giai đoạn này, các tế bào xương mới bắt đầu hình thành và phát triển xung quanh trụ Implant. Các mạch máu mới cũng được hình thành, cung cấp máu và dưỡng chất cho quá trình tái tạo xương.
- Giai đoạn biệt hóa (Differentiation phase): Các tế bào xương mới tiếp tục phát triển và biệt hóa thành các tế bào xương trưởng thành, tạo nên một lớp xương mới bao quanh trụ Implant.
- Giai đoạn tái cấu trúc (Remodeling phase): Xương mới tiếp tục được tái cấu trúc và củng cố, tạo nên một liên kết vững chắc và bền vững giữa xương và trụ Implant. Quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Quá trình tích hợp xương thành công là yếu tố quyết định đến sự thành công lâu dài của cả ca cấy ghép Implant. Khi trụ Implant tích hợp tốt với xương hàm, nó sẽ có độ ổn định cao, chịu lực tốt và không bị đào thải, giúp bạn ăn nhai thoải mái và tự tin như răng thật.
Cấu tạo của một chiếc răng Implant
Để hiểu hơn về trụ implant thì bạn nên biết implant được cấu tạo từ 2 phần mỗi phần đều sẽ có nột chức năng riêng khi gắn kết với nhau sẽ tạo nên một chiếc răng giả hoàn hảo như thật
Trụ Implant
Đây là phần nằm trong xương hàm và đồng thời là phần chân răng nhân tạo. Thân Implant thường được làm từ Titanium, một loại vật liệu sinh học có tính tương thích cao với cơ thể người, không gây kích ứng hay phản ứng phụ. Bề mặt của thân Implant được xử lý đặc biệt để tăng khả năng tích hợp với xương, giúp trụ Implant bám chắc và ổn định trong xương hàm.
Khớp nối Abutment
Abutment là một bộ phận nhỏ được gắn vào thân Implant sau khi quá trình lành thương hoàn tất. Nó có chức năng kết nối thân Implant với mão răng sứ hoặc cầu răng. Abutment có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như Titanium, Zirconia, hoặc hợp kim vàng, tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường hợp cụ thể.
Mão răng sứ (hoặc cầu răng)
Mão răng sứ là phần thay thế cho thân răng thật, có hình dáng và màu sắc giống như răng thật. Nó được gắn chặt vào Abutment, tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh về cả thẩm mỹ lẫn chức năng. Trong trường hợp phục hình nhiều răng, cầu răng sẽ được sử dụng để thay thế cho một đoạn răng mất liền kề. Cầu răng được gắn vào các trụ Implant hoặc răng thật bên cạnh.
Bảng so sánh ưu nhược điểm của phương pháp trồng răng khác
Tiêu chí | Trồng răng Implant | Cầu răng sứ | Hàm giả tháo lắp |
Quy trình | Cấy ghép trụ Implant vào xương hàm, sau đó gắn mão răng sứ. | Mài hai răng bên cạnh răng mất để làm trụ cầu, sau đó gắn cầu răng sứ. | Lấy dấu hàm, chế tạo hàm giả tháo lắp. |
Độ bền | Cao nhất (trọn đời nếu chăm sóc tốt) | Trung bình (5-10 năm) | Thấp (cần thay thế định kỳ) |
Chức năng ăn nhai | Tốt nhất, gần như răng thật | Khá tốt, nhưng hạn chế với thức ăn cứng | Kém, ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận vị giác |
Thẩm mỹ | Tự nhiên, giống răng thật nhất | Tự nhiên, nhưng có thể lộ phần kim loại ở viền nướu | Kém tự nhiên, dễ nhận biết là răng giả |
Bảo tồn xương hàm | Ngăn ngừa tiêu xương hàm | Không ngăn ngừa tiêu xương hàm | Gây tiêu xương hàm |
Tác động đến răng bên cạnh | Không ảnh hưởng đến răng bên cạnh | Cần mài hai răng bên cạnh | Không ảnh hưởng đến răng bên cạnh |
Chi phí | 15 – 30 triệu/ răng | 2 – 10 triệu/ răng | 3 – 5 triệu/ hàm |
Thời gian điều trị | Dài hơn (3-6 tháng để trụ Implant tích hợp với xương) | Ngắn hơn (vài ngày đến vài tuần) | Ngắn nhất (vài ngày) |
Độ thoải mái | Cao nhất, cảm giác như răng thật | Khá thoải mái, nhưng có thể gây khó chịu ban đầu | Kém thoải mái, dễ gây cộm, vướng |
Vệ sinh | Dễ dàng, vệ sinh như răng thật | Khó vệ sinh hơn, cần dùng chỉ nha khoa đặc biệt | Cần tháo ra vệ sinh hàng ngày |
Phù hợp với | Hầu hết các trường hợp mất răng, kể cả mất răng toàn hàm | Mất một hoặc vài răng liền kề | Mất nhiều răng hoặc toàn hàm, khi không đủ điều kiện cấy ghép Implant |
Phân loại các dòng trụ Implant phổ biến trên thị trường hiện nay
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều dòng Implant khác nhau, mỗi dòng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và dễ dàng lựa chọn, chúng ta có thể phân loại các dòng Implant theo các tiêu chí sau:
Phân loại theo xuất xứ
Như chúng ta đã biết xuất xứ của Implant cũng ảnh hưởng đến giá thành và chi phí cấy ghép cũng như độ bền. Hiện nay trên thị trường sẽ có một vài nguồn gốc chính như sau:
- Implant châu Âu: Các dòng Implant đến từ châu Âu, đặc biệt là Thụy Sĩ và Đức, thường được đánh giá cao về chất lượng, độ bền và khả năng tích hợp xương. Tuy nhiên, chi phí của chúng cũng tương đối cao. Một số thương hiệu nổi tiếng bao gồm Straumann (Thụy Sĩ), Nobel Biocare (Thụy Sĩ), và MIS (Israel).
- Implant Châu Á: Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nha khoa, các dòng Implant đến từ châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, ngày càng được ưa chuộng nhờ chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Các thương hiệu như Osstem và Dentium đã chứng minh được hiệu quả và độ tin cậy của mình, mang đến giải pháp phục hình răng tối ưu cho nhiều đối tượng khách hàng.
- Implant Mỹ: Không thể không nhắc đến các dòng Implant đến từ Mỹ, nơi hội tụ của công nghệ và sự đổi mới. Các thương hiệu như Zimmer Biomet và BioHorizons nổi tiếng với thiết kế tiên tiến và chất lượng vượt trội, đáp ứng nhu cầu khắt khe nhất của bệnh nhân.
Phân Loại Theo Công Nghệ Bề Mặt
Bề mặt của trụ Implant đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích hợp xương, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và độ bền của Implant. Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý bề mặt Implant khác nhau, mỗi công nghệ đều mang lại những lợi ích riêng biệt.
- Bề mặt SLA (Sandblasted, Large-grit, Acid-etched): Đây là công nghệ xử lý bề mặt truyền thống, tạo ra bề mặt nhám giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa Implant và xương, thúc đẩy quá trình tích hợp xương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
- Bề mặt RBM (Resorbable Blast Media): Công nghệ này sử dụng các hạt vật liệu có khả năng tự tiêu để tạo ra bề mặt xốp trên trụ Implant. Bề mặt xốp này giúp tăng cường khả năng bám dính của tế bào xương vào Implant, rút ngắn thời gian lành thương và tăng độ ổn định của Implant.
- Bề mặt HA (Hydroxyapatite): Bề mặt được phủ một lớp Hydroxyapatite, một thành phần tự nhiên của xương, giúp tăng cường khả năng tích hợp xương và giảm thiểu nguy cơ đào thải Implant. Đây là một công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao trong việc phục hồi răng cho những bệnh nhân có xương hàm yếu hoặc mật độ xương thấp.
Phân Loại Theo Hình Dáng & Kích Thước
Hình dáng và kích thước của trụ Implant cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi lựa chọn Implant. Các trụ Implant có hình dáng và kích thước khác nhau sẽ phù hợp với từng vị trí và tình trạng xương hàm cụ thể.
- Implant hình trụ: Đây là loại Implant phổ biến nhất, có hình dạng trụ tròn, phù hợp với hầu hết các trường hợp mất răng. Implant hình trụ có khả năng chịu lực tốt và dễ dàng cấy ghép, là lựa chọn an toàn và hiệu quả cho nhiều bệnh nhân.
- Implant hình chóp: Implant hình chóp có thiết kế thuôn nhọn về phía đỉnh, giúp tăng khả năng chịu lực và ổn định trong xương hàm, đặc biệt là ở những vùng xương yếu hoặc có mật độ xương thấp.
- Implant kích thước ngắn: Implant kích thước ngắn được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có xương hàm mỏng hoặc thấp, không đủ chỗ để cấy ghép Implant kích thước tiêu chuẩn. Đây là một giải pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng thiếu xương, mang lại cơ hội phục hồi răng cho nhiều bệnh nhân.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của Implant
Trồng răng Implant là một giải pháp phục hình răng tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công và duy trì kết quả lâu dài, cần phải xem xét và đảm bảo nhiều yếu tố quan trọng. Dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thành công của trồng răng Implant:
1. Tay Nghề Của Bác Sĩ
Bác sĩ là người trực tiếp thực hiện quy trình cấy ghép Implant, từ việc đánh giá tình trạng xương hàm, lựa chọn loại Implant phù hợp, đến việc thực hiện phẫu thuật cấy ghép và lắp đặt mão răng sứ. Tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ đóng vai trò quyết định đến sự thành công của ca điều trị.
Một bác sĩ giỏi không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn cần có kỹ năng thực hành tốt, sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng thao tác. Bác sĩ cần có khả năng đánh giá chính xác tình trạng xương hàm, lựa chọn loại Implant và kích thước phù hợp, cũng như thực hiện quy trình cấy ghép một cách chính xác và an toàn, giảm thiểu tối đa xâm lấn và biến chứng.
2. Chất Lượng Implant
Chất lượng của trụ Implant là một yếu tố quan trọng không kém. Trụ Implant được làm từ Titanium, một loại vật liệu sinh học có tính tương thích cao với cơ thể người, không gây kích ứng hay phản ứng phụ. Tuy nhiên, chất lượng Titanium và công nghệ sản xuất trụ Implant có thể khác nhau giữa các thương hiệu.
Bạn nên lựa chọn trụ Implant từ các thương hiệu uy tín, có chứng nhận chất lượng quốc tế, đảm bảo độ bền, khả năng tích hợp xương tốt và tuổi thọ cao. Đừng ham rẻ mà lựa chọn những trụ Implant không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.
3. Sức Khỏe Tổng Quát Của Bệnh Nhân
Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến sự thành công của trồng răng Implant. Những người mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, loãng xương, bệnh tim mạch,… có thể gặp khó khăn trong quá trình lành thương và tích hợp xương. Do đó, trước khi quyết định trồng răng Implant, bạn cần thông báo đầy đủ về tình trạng sức khỏe của mình cho bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể.
Sự hợp tác của bệnh nhân trong việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc sau cấy ghép và tái khám định kỳ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của trồng răng Implant.
4. Mật Độ Và Chất Lượng Xương Hàm
Xương hàm là nền tảng để cấy ghép trụ Implant. Mật độ và chất lượng xương hàm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tích hợp và độ ổn định của Implant. Nếu xương hàm không đủ dày hoặc quá yếu, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện ghép xương trước khi cấy ghép Implant.
Ngoài ra Cơ sở vật chất và công nghệ được sử dụng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình trồng răng Implant. Một nha khoa uy tín cần có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, phòng phẫu thuật vô trùng và quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
Trường hợp nên và không nên cấy ghép Implant
Cây ghép Implant là gì ?nên cấy và không cấy trong trường hợp nào:
Nên trồng răng implant
Những người bị mất răng và phải đeo hàm tháo lắp lâu năm nhưng cảm thấy rất bất tiện muốn đổi qua dùng cấy ghép Implant để ăn nhai cố định, chắc chắn hơn.
Bị mất răng và không muốn dùng hàm tháo lắp, các răng còn lại không đủ sức để làm trụ cầu, nhất là những trường hợp bị mất quá nhiều răng.
Răng bị sâu răng hay răng bị hư hỏng nặng và răng lung lay không thể phục hồi trong tình huống này bạn nên nhổ và cấy răng Implant.
Người có nhu cầu làm răng giả nhưng vẫn muốn bảo tồn và không gây tiêu xương hàm tại vùng răng đã mất đi.
Không nên trồng răng
Impalnt là gì? Mặc dù đây là phương pháp rất ưu việt tuy nhiên không phải ai cũng áp dụng kỹ thuật này được. Nó còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bệnh nhân từ đó mới quyết định có phù hợp hay không.
Các trường hợp sau không được làm với kỹ thuật Implant:
- Thai phụ
- Người có viêm nhiễm ở chân răng vùng đặt Implant
- Người bị tiểu đường mất kiểm soát
- Bị một số bệnh lý nguy hiểm như: huyết áp , tim mạch…
- Đã thực hiện xạ trị xương hàm
- Nghiện thuốc lá bia rượu
- Những bệnh nhân bị dị dạng xương hàm nghiêm trọng và không thể phục hồi sẽ không thể thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant này.
Những câu hỏi thường gặp
Có nên cấy ghép Implant hay không?
Khi bạn đã biết đến phương pháp này chắc chắn sẽ có câu hỏi có nên cấy ghép implant hay không?
Theo các chuyên gia và thực tế thì chúng ta nên cấy ghép Implant khi bị mất răng đây là giải pháp tương đối hoàn hảo hỗ trợ chức năng nhai và có tính thẩm mỹ cao về mọi mặt.
- Có khả năng nhai không kém so với răng thật khi cấy Implant bạn có thể nhai thoải mái mà không cần phải kiêng cữ nhiều hay quá lo lắng.
- Về vật liệu làm răng không chứa thành phần dị ứng đồng thời không có khả năng oxi hóa nên an toàn tuyệt đối với cơ thể và sức khỏe mọi người
- Ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc do mất răng gây ra như: hôi miệng, tiêu xương hàm, hở kẽ răng….
Cấy răng implant có nguy hiểm không?
Về phần này thì bạn không cần lo lắng vì phương pháp cấy răng implant không phải mài cùi răng như các phương pháp khác nên sẽ k gây ảnh hưởng đến tuy, nướu và các răng kế bên
Implant được làm từ chất liệu Titan thân thiện môi trường và an toàn cho sức khỏe răng miệng mang lại hiệu quả tốt nhất đóng vai trò như một chiếc răng thật cố định chắc chắn, giúp phục hồi khả năng ăn nhai tốt nhất như các răng khác
Tuy nhiên trồng răng implant là kỹ thuật không quá phức tạp đồng thời tỷ lệ thành công cao nhưng nếu trụ implant không được cấy ghép chính xác thì sẽ nguy hiểm. Vậy nên bạn cần chọn nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghe cao thực hiện cấy ghép để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách chăm sóc răng implant
Cấy implant là gì và sau khi trông răng implant bạn cũng nên chú ý đến việc chăm sóc răng đây sẽ là yếu tố quyết định phục hồi nhanh hay chậm. Hãy cùng nha khoa Devo tìm hiếu cách chăm sóc răng implant nhé!
Cách chăm sóc răng implant
-Phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ kê đơn
-Trong 2 – 3 ngày đầu thì có thể chảy máu ít những lúc đó bạn không nên súc miệng và khạc nhổ nhiều nhé
-Trong trường hợp chảy máu nhiều thì bạn dùng gạc vô trùng gấp lại cắn chặt và sau đó dùng túi đá chườm phía ngoài.
-Còn trường hợp có sưng nề thì bạn dùng túi đá chườm má.
-Do cấy xong thân nhiệt có thể tăng nhẹ quanh khoảng 38°C thì cũng đừng quá lo lắng- hãy uống thuốc hạ sốt
-Tránh súc miệng và đánh răng mạnh trong ngày đầu phẫu thuật vì có thể hình thành máu tụ nhưng đó không phải vấn đề trầm trọng.
-Về chỉ khâu có thể tự tiêu sau 2 tuần và cắt sau khoảng 12 ngày tùy theo hướng dẫn của bác sĩ nơi bạn cấy ghép răng.
Chế độ sinh hoạt
-Bạn cần tránh hút thuốc vì điều này sẽ có thể làm chậm quá trình hồi phục làm lành vết thương. Nên trong thời gian này bạn tránh hút thuốc (đối với nam)
-Nên ăn đồ mềm và nguội như cháo, súp…tránh ăn đồ cứng, lanh, cay và các chất kích thích như: rượu, bia, đồ có cồn…
Cắm răng Implant ở đâu uy tín nhất
Sau bài viết này bạn sẽ hiểu cấy răng Implant là gì? Và những điều xung quanh implant bạn cần biết. Đây là giải pháp nha khoa toàn diện được đánh giá cao thay thế các răng đã bị mất.
Bạn cũng nên biết không phải cơ sở nha khoa nào cũng làm được hãy tìm một cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn để thực hiện cấy răng.
Còn nếu bạn chưa biết thì xin giới thiệu với bạn nha khoa DEVO đây là một trong các nha khoa uy tín, tất cả các sĩ ở đây đều có bề dày kinh nghiệm trên 10 năm, nên bạn hoàn có thể yên tâm chọn mặt gửi vàng.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về kỹ thuật này và mong muốn đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thì liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn nhé.