Đau nhức răng hàm trên do đâu? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay bởi vì những hiện tượng đau răng rất phổ biến hầu như chúng ta ai cũng từng bị một lần.
Để biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hãy theo dõi hết bài viết này nhé!
1. Triệu chứng
Đau răng ngoài cảm giác đau nhức thì người bệnh có thể xuất hiện kèm một số triệu chứng sau đây:
- Đau nhói đột ngột hoặc liên tục và đau khi bạn tạo các áp lực lên răng.
- Nướu sưng đỏ mỗi khi ấn vào có thể chảy mủ.
- Sốt hoặc đau đầu thường xuyên
- Không thể há to miệng được
- Nổi hạch ở cổ hoặc sau gáy hoặc mang tai.
2. Đau răng hàm trên cảnh báo bệnh gì?
Đau nhức răng hàm trên cảnh báo điều gì về sức khỏe?
Viêm lợi
Đây có lẽ là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, do thói quen chăm sóc răng miệng không tốt hàng ngày. Viêm lợi gây những cơn đau nhức răng khi ăn uống hoặc khi đánh răng quá mạnh cũng gây ra tình trạng đau răng.
Sâu răng- viêm tủy
Bệnh lý này thường gây ra tình trạng đau nhức răng, ê buốt. Nhất là khi người bệnh ăn, nhai thức ăn, sẽ gây đau nhức khó chịu.
Sâu răng không điều trị sớm và dứt điểm sẽ dẫn đến viêm tủy răng lâu dần dẫn đến chết tủy răng, hỏng răng , rụng răng…. ảnh hưởng đến các răng lân cận.
Mọc răng khôn
Nếu bị đau răng hàm trong cùng, có thể là do bạn đang mọc răng khôn. Chiếc răng này mọc vào độ tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, nên dễ dẫn đến sưng đau, thậm chí là viêm nướu.
3. Các biện pháp điều trị đau nhức răng hàm trên
Chứng đau nhức răng sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu không thể đi khám nha sĩ để biết tình trạng của bệnh. Bạn hãy thử những cách chữa đau răng tại nhà dưới đây để xem hiệu quả mà nó mang lại nhé.
Dùng nước súc miệng
Nước súc miệng có tác dụng làm dịu những tổn thương trong khoang miệng, giảm sưng đau, góp phần ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và hỗ trợ bảo vệ răng miệng hiệu quả. Nhờ đó, đây là sản phẩm được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng khi bị đau nhức răng.
Sử dụng nước súc miệng ít nhất 2 lần/ngày, sau vài ngày tình trạng đau răng sẽ thuyên giảm. Ngoài ra các vấn đề như hôi miệng, chảy máu chân răng cũng được cải thiện đáng kể.
Sử dụng vỏ quả cau
Nếu bạn bị đau do bị sâu, viêm nướu thì bạn có thể tham khảo phương pháp này. Đầu tiên, lấy quả cau tách ruột, lấy phần vỏ và rửa sạch. Cho phần vỏ vừa tách và cối giã nát rồi ngâm với rượu khoảng 10 – 15 phút. Đợi cặn lắng xuống rồi chắt lấy phần nước súc miệng ngày 2 lần.
Thực hiện đều đặn bằng rượu cau sẽ giảm tình trạng đau nhức răng. Đây là cách chữa đau răng hàm tại nhà đơn giản và khá hiệu quả.
Sử dụng lá trầu không
Có thể nói lá trầu không là một vị thuốc dân gian được sử dụng rất nhiều. Lá trầu có nhiều công dụng, sát khuẩn, giảm đau, mà lại rất dễ tìm kiếm.
Bạn lấy 3 – 5 lá trầu không, dùng 70 – 100ml rượu trắng rửa sạch lá trầu. Giã nát lá trầu không rồi hòa vào rượu, đợi lá trầu không lắng cặn. Chắt lấy phần nước trong để súc miệng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút rồi nhổ ra ngoài.
Nước trà xanh
Lá trà có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả. Do đó, súc miệng bằng nước trà xanh cũng là một trong những cách giảm đau hiệu quả. Bạn chỉ cần hãm trà xanh với nước sôi 10 – 15 phút. Đợi nguội bớt thì dùng để súc miệng, ít nhất mỗi ngày 2 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
Nước muối
Dung dịch nước muối luôn có tính sát khuẩn cao. Do đó súc miệng bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm giảm các triệu chứng nhức răng. Đây phương pháp làm giảm đau nhức răng nhà đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Xem thêm: Cho con bú có nhổ răng khôn được không?
Dùng tỏi
Tỏi có chức năng kháng khuẩn rất tốt, do vậy được nhiều người dùng để trị khi bị đau nhức. Bạn chỉ cần giã nát tép tỏi với chút muối, rồi đắp vào chỗ răng bị sâu. Những triệu chứng nhức răng sẽ giảm ngay tức thì.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây đau răng hàm trên, cũng như một số cách giảm đau răng tại nhà. Nếu sau khi áp dụng những cách giảm đau trên khoảng 5 – 7 ngày, nhưng các cơn đau răng không thuyên giảm thì bạn nên sớm đến nha khoa để được thăm khám và can thiệp nha khoa kịp thời.
Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay tới nha khoa Devo để được tư vấn và giải đáp thắc mắc ngay hôm nay nhé!
Xem chi tiết: Chi phí nhổ răng 8 tại nha khoa?