Khi bị đau nướu răng trong cùng thì chúng ta tuyệt đối không được chủ quan hãy tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời. Cùng nha khoa Devo tìm hiểu sâu và kỹ hơn trong bài viết này nhé.
Xem thêm: Thời gian nhổ răng khôn mất bao lâu thì xong
1. Nguyên nhân đau nướu trong cùng là gì?
Trên thực tế đau nướu trong cùng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và các bác sĩ đánh giá rằng bị sưng nướu răng trong cùng xuất phát từ một trong những lí do sau đây:
Do mọc răng khôn
Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng mọc trong cùng của hàm, nó xuất hiện trong độ tuổi từ 17-25 hoặc cũng có thể muộn hơn. Lúc này trên hàm tất cả các răng đã mọc hoàn chỉnh, và thêm việc mô nướu phát triển dày- cứng chắc vậy nên khi răng khôn trồi lên, thì lợi bị tách ở vị trí trong cùng sẽ bị sưng đỏ, và kèm theo những cơn đau âm ỉ, đau nhức.
Trường hợp răng khôn mọc thẳng thì tình trạng này sẽ chấm dứt sau 2-3 ngày. Những điều đáng nói ở chỗ là nguy cơ răng khôn mọc lệch rất cao vì các răng khác đã chiếm hết chỗ. Cùng các cơn đau nhức sẽ lặp đi lặp lại, và kéo dài từng đợt. Nên việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời mà thôi.
Còn trong trường hợp này, thì bạn cần phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra xác định hướng mọc của những chiếc răng khôn và có biện pháp xử lý phù hợp nhất, tránh xảy ra các tình trạng viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến xương hàm và chèn ép làm răng số 7 bị lung lay.
Liên hệ tư vấn ngayDo viêm nướu
Đặc biệt ngoài nguyên nhân mọc răng khôn thì nướu răng bị sưng còn do bệnh viêm nướu, và viêm nha chu gây ra.
Việc vệ sinh răng miệng chưa tốt khiến mảng bám tích tụ thành vôi răng và bám cứng chắc nhưng lại không cạo vôi định kỳ tại nha khoa sẽ là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi, sưng đỏ, tiết độc tố làm nướu bị viêm và đôi khi kèm theo tình trạng mưng mủ nữa.
Các bệnh về viêm nướu nếu không được điều trị sớm nó sẽ chuyển sang giai đoạn viêm nha chu, đồng thời phá hủy toàn bộ cấu trúc nâng đỡ răng như (nướu, xương ổ răng, dây chằng) làm răng lung lay và dẫn đến mất răng.
Do thói quen không tốt hằng ngày
Do xỉa răng bằng tăm, hay dùng bàn chải cứng đánh răng quá mạnh… cũng là một trong các tác nhân tác động làm tổn thương nướu khiến nướu bị viêm, và sưng đau.
2. Dấu hiệu đau nướu răng trong cùng hàm dưới
Nướu răng là một mô liên kết mềm có màu hồng nhạt bao xung quanh chân răng. Các mô nướu răng khỏe mạnh sẽ bám chắc vào chân răng và sẽ không có bị chảy máu hay sưng viêm hoặc ứ đọng mủ. Còn trong các trường hợp tình trạng bất thường tại răng miệng, thì thường gặp nhất là tình trạng sưng nướu răng xảy ra ở những vị trí nằm sâu như răng trong cùng. Đối với người bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới thì có thể biểu hiện những dấu hiệu như sau:
Dấu hiệu tình cờ khi thấy sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới và nó có hiện tượng viêm đỏ, phù nề và xung huyết hơn
Phần nướu răng chuyển thành màu đỏ sẫm hoặc đỏ tím
Các phần xung quanh nướu răng có thể ứ mủ và dịch
Các răng xung quanh nướu bị sưng có thể bị đau nhức, hay ê buốt và khó chịu khi ăn uống.
Cảm giác miệng có mùi hôi khó chịu do các vi khuẩn phát triển quá mức
Đôi khi sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể sẽ đi kèm với các hiện tượng đau rát cổ họng.
Đặt lịch thăm khám miễn phí3. Cách chăm sóc răng miệng khi bị sưng nướu răng trong cùng
Khi bị sưng nướu răng bạn cần phải chú ý hơn đến các vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng và vấn đề ăn uống hằng ngày sau đây:
Không sử dụng bàn chải có đầu lông cứng và không chải răng quá mạnh lên răng.
Nên thay bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng hoặc khi thấy đầu lông bàn chải bị xù hay mòn nhiều nhé.
Nên chọn dùng các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm, và khi chải chú ý dùng lực nhẹ nhàng theo các chiều dọc để tránh gây các tổn thương cho vùng răng nướu.
Bạn hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm để xoa dịu phần nào cảm giác đau nhức,và khó chịu tại vùng nướu.
Bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay cho tăm xỉa răng nhé.
Hãy tránh dùng rượu bia và cà phê, đồng thời không hút thuốc lá. Đặc biệt không nên ăn các món quá nóng, hay quá lạnh, cùng các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, hay thực phẩm dai- cứng,… vì chúng rất dễ gây ra các kích thích khiến tình trạng đau nhức, và sưng viêm nặng nề hơn nhiều
Các bạn nên ăn nhai các món mềm như cháo, canh hầm, súp, … để tránh hoạt động cơ hàm quá nhiều nhé
Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thịt cá, hay rau củ quả chỉ cần cắt nhỏvà nấu chín kỹ để dễ nhai, và dễ nuốt là được.
Hãy cung cấp đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết nhất cho cơ thể như là các món giàu vitamin C, E và canxi,… để nuôi dưỡng răng nướu luôn được khỏe mạnh nhé.
Qua bài viết này bạn đã biết được dấu hiệu và nguyên nhân cũng như cách chăm sóc khi bị đau nướu răng trong cùng. Nếu trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm khi vệ sinh đúng cách và tự điều trị tại nhà thì hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ nhé.
Nếu bạn còn thắc mắc hay đang gặp vấn đề về răng miệng liên hệ ngay với chúng tôi nha khoa Devo để được tư vấn và thăm khám miễn phí nhé.