Niềng răng có đau hay không luôn là một trong những câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm khi liên hệ với nha khoa Tận Tâm. Để có thể giải đáp câu hỏi này hãy cùng nha khoa Tận Tâm tìm hiểu bài viết dưới đây của chúng tôi.
Review niềng răng có đau hay không?
Đầu tiên chúng ta hãy cùng dạo quanh một vòng Internet xem những người đã niềng răng chia sẻ như thế nào nhé.
Review niềng răng trên Voz
Bạn Nick name có tên là Thanh Niên Nghiêm túc có hỏi trên Voz “Niềng răng có đau không các feng. tôi còn sợ đau nhức ê buốt. nếu chấm thang 10 (10 là ngã xe gãy chân, tay) thì niềng răng nó có mức đau trong khoảng nào vậy theo các feng đã niềng rồi “
Dưới đây là một số những Comment của độc giả
Bạn Haha_chetchua chia sẻ: ” Ko đau nhé. Ăn thua gì so với khoan xương để cắm răng giả.”
Bạn saotinhyeu1525 chia sẻ: ” cỡ 12/10 đó thím, xác định 3 ngày đầu mỗi 4 tuần lúc niềng thì ăn cháo nhé , răng đau nhức ko làm dc gì, đầu ong ong”
Ngoài ra có một số Comment khác:
- Tôi niềng đc hơn 2 năm rồi. Còn cỡ 7 8 tháng nữa đc tháo. Chỉ khó chịu do cộm thôi chứ có đau mẹ gì lắm đâu. Trong mức chịu được thôi. Có nhổ răng khôn thì nó đau thật, toát hết mẹ cái mồm. Mình nhổ tổng cộng 6 răng, còn 2 răng khôn hàm trên mọc ẩn ko lòi ra nên chưa nhổ. Nói chung đc cứ niềng đi, người ta nói cái răng cái tóc là gốc con người còn gì. 2 thứ này mà đẹp là nhìn mặt sang đẹp liền. Ok ????
- Đang niềng được 3 tháng rồi đây, confirm là hok đau nhé, chỉ hơi cộm cộm mồm thôi. À mà tuần sau mình đi nhổ răng rồi :big_smile:, chắc trải nghiệm sẽ tệ hơn tý.
Xem thêm: Review thực tế nhổ 4 răng khôn và một răng hàm có đau không?
Đối với trên Facebook thì sao?
Sau một hồi tìm kiếm trên Facebook thì tôi thấy có một Review này khá chuẩn mà mọi người có thể tham khảo?
Bài viết của bạn Minh Thư rất là xinh
Tất tần tật về những lần đau nhất của mình khi niềng răng:
- 1. Đau ví: Mắc cài kim loại, tiền niềng 24tr, trộm vía không phát sinh thêm.
- 2. Đau khi nhổ răng khôn: ngày đầu tê, húp cháo cũng khó, 2 – 3 ngày thì chỉ còn ê ẩm, sau đó thì ăn bth.
- 3. Đau khi lắp mắc cài, xiết răng lần đầu: Top 1 luôn, răng bắt đầu chịu lực, bị siết… mất khoảng 7-10 ngày mới có thể ăn uống bth hơn. Mất khoảng 1 tháng để làm quen với sự xuất hiện của 1 đống kim loại ở trong miệng.
- 4. Đau khi chưa quen đeo hàm duy trì: Chỉ hơi cộm 1 tý thôi, hơi vướng 1 tý, nhưng rồi cũng quen.
- 5. Đau tim: Khi rớt mắc cài lần đầu, sau khi trấn an và hỏi bác sĩ thì thở phào, vì nó không là gì cả, được bác sĩ thay free. Bị/được nhắc ăn uống cẩn thận.
- Còn nhiều nỗi đau khác như k biết dùng tăm nước, viêm lợi, xước miệng… thì hên là mình không phải trải qua vì được bác sĩ care nhiệt tình :3 Còn mọi người thì sao?
Vậy niềng răng có đau lắm hay không
Như mọi người có thể thấy ở trên có rất nhiều ý kiến ở trên. Trên thực tế việc niềng răng có đau hay không phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng răng của mỗi người
- 1. Mức độ sai lệch của răng: Răng bạn càng sai lệch nhiều thì lực tác động để di chuyển răng càng lớn, dẫn đến cảm giác đau nhức nhiều hơn.
- 2. Loại khí cụ niềng răng: Mắc cài kim loại thường gây đau hơn mắc cài sứ hoặc Invisalign.
- 3. Giai đoạn niềng răng:
- 4. Khả năng chịu đau của mỗi người:
Các giai đoạn đau nhức khi niềng răng có thể kể đến như
Khi tách kẽ răng
Đây là bước chuẩn bị trước khi gắn mắc cài niềng răng. Với mục đích của việc tách kẽ răng là giúp tạo khoảng trống giữa các răng giúp răng di chuyển khi niềng. Sau đó khi tách kẽ, thì bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm khó chịu, thậm chí đau khi ăn nhai nhé. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn khi bạn đeo niềng răng quen.
1 tuần sau khi gắn mắc cài
Những ngày đầu tiên khi đeo mắc cài sẽ có những bạn cảm thấy thích thú nhưng cũng có người một số người lo lắng đeo niềng răng có đau không. Điều này cũng dễ hiểu vì khoang miệng chưa làm quen với các mắc cài lạ lẫm nên sẽ xảy ra tình trạng vướng víu, khó chịu và cộm khi ăn- nhai hoặc giao tiếp. Và 1-2 tuần đầu khi gắn mắc cài bạn chưa quen với lực kéo của dây cung sẽ có thể bị đau và ê âm ỉ. Thế nhưng tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng mà cảm giác đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Cũng có những người không hề trải qua tình trạng đau nhức này.
Khi nhổ răng tạo khoảng cách dịch chuyển răng
Đây là giai đoạn nhiều bạn bị “ám ảnh” nhất. Tuy nhiên, những cảm giác đau này không quá lớn và không như “lời đồn” răng đau khủng khiếp như bạn đã thấy đâu nhé. Cảm giác đau này hoàn toàn nằm trong ngưỡng chịu đau của mỗi người nhé
Khi siết răng định kỳ
Thời điểm bạn tái khám để bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng, thì các bác sĩ sẽ tiến hành siết răng để răng dịch chuyển tới vị trí như dự định ban đầu. Việc điều chỉnh lực kéo này cũng khiến bạn cảm giác đau hơn.
2.Làm sao để giảm đau nhức răng trong quá trình niềng răng?
Để giảm thiểu tối đa các cảm giác khó chịu trong quá trình niềng răng, thì người bệnh trước khi niềng răng nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ và việc niềng răng sẽ không hề đau đớn nếu bạn làm đúng theo các cách sau:
Lựa chọn mắc cài phù hợp
Việc lựa chọn niềng răng có gây đau hay không còn tùy thuộc vào loại niềng răng bạn lựa chọn nữa nhé. Nếu bạn sử dụng các loại niềng răng thông thường hay dây thun cố định bên trong sẽ không bền và không duy trì được độ đàn hồi lâu dài, sẽ khiến dây chun co kéo trong các rãnh mắc cài gây lực ma sát lớn, từ đó làm đau đớn cho người bệnh.
Tay nghề kỹ thuật của bác sĩ thực hiện tốt
Tay nghề của bác sĩ chỉnh nha thực hiện tốt hay không cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc niềng răng có đau không?
Đây cũng là vấn đề bạn nên lưu ý trước khi quyết định niềng răng. Nếu bạn lựa chọn nha sĩ tay nghề tốt và các trang thiết bị đầy đủ, hiện đại thì quá trình niềng răng của bạn sẽ giảm bớt đau đớn rất nhiều. Vì vậy bạn nên tìm đến những địa chỉ chỉnh nha uy tín, được đánh giá tốt về niềng răng.
Các mẹo giảm đau nhức răng khi niềng răng
1. Sử dụng thuốc giảm đau:
Uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Lưu ý: không sử dụng aspirin vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
2. Chườm đá:
Chườm đá lạnh lên má, gần vị trí răng bị đau, trong 15-20 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày.
Lưu ý: không chườm đá trực tiếp lên nướu.
3. Súc miệng bằng nước muối:
Pha loãng 1/2 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.
Súc miệng trong 30 giây, vài lần mỗi ngày.
4. Sử dụng sáp nha khoa:
Bôi sáp nha khoa lên mắc cài để giảm ma sát và tránh cọ xát vào môi má, gây lở loét.
5. Ăn thức ăn mềm:
- Ăn thức ăn mềm, dễ nhai như súp, cháo, trái cây mềm,… để giảm áp lực lên răng.
- Tránh ăn thức ăn cứng, dai, hoặc dính như kẹo, caramel,…
6. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:
- Chải răng hai lần mỗi ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám giữa các kẽ răng. Hoặc bạn có thể sử dụng đến máy tăm nước
- Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng sau khi ăn.
Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay tới nha khoa để được tư vấn và giải đáp và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé. Hiện tại nha khoa Tận Tâm đang có chương trình giảm giá tất cả các dịch vụ từ 10-65%. Cùng với đội ngũ y bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm tốt nghiệp các trường đại học danh giá. Hệ thống trang thiết bị máy mọc hiện đại.