Đau nhức răng phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Nha Khoa Tận Tâm - 07/01/2023
58965 Lượt xem
nhuc-rang-lam-thoi

Nhìn chung, các vấn đề sức khỏe răng miệng đều có thể dẫn đến tình trạng đau nhức răng. Để giải quyết vấn đề này, Nha khoa Devo sẽ giúp bạn xác định và điều trị triệt để những nguyên nhân gây nên.

GẶP BÁC SĨ NGAY

Ưu đãi xử lý răng đau nhức tại Nha khoa Tận Tâm

Chào đón ngày 20/10 nha khoa Tận Tâm gửi đến quý khách những chương trình ưu đãi về xử lý răng đau nhức cho khách hàng trong thời gian này.

Phương pháp,dịch vụ Chi phí gốc Ưu đãi tại nha khoa Devo
Thăm khám, chụp phim X. Quang bằng máy CT Cone Beam 400.000 VND Miễn phí
Lấy cao răng 100.000 VND 24.000 ( Checkin)
Điều trị răng sâu 300.000 – 2.000.000 VND Giảm 30%
Điều trị răng vỡ mẻ 300.000 – 2.000.000 VND Giảm 30%
Đau nhức do răng khôn 2.000.000 VND 990.000 VND

Tìm hiểu về đau nhức răng

Đau nhức răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân với mức độ từ nhẹ đến nặng.

Đau nhức răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng trở nên đau buốt. Tùy theo nguyên nhân mà cảm giác đi kèm đau răng sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên có một số cảm giác điển hình mà người bệnh có thể cảm thấy như:

  • Đau hoặc cảm thấy nướu xung quanh răng đang bị đau của bạn.
  • Sốt.
  • Đau nhói khi bạn chạm vào răng hoặc cắn xuống.
  • Khó chịu khi dùng thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.

dau-nhuc-rang

Bên cạnh đó, không phải cơn đau răng nào cũng kéo dài liên tục. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn, khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng khi nhai cũng có nguy cơ kích thích cơn đau răng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đau nhức răng có thể xuất hiện mà không cần yếu tố kích hoạt nào.

Những nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức răng

Cơn đau răng có khả năng xuất hiện dưới hình thức đau âm ỉ, ê buốt răng hoặc đau dữ dội. Đồng thời, nó cũng có thể tự phát sinh hoặc xảy ra do bị yếu tố nào đó kích thích.

Sâu răng

Tình trạng sâu răng “đâm thủng” lớp men rồi tiến đến ngà răng có khả năng khiến bạn khó chịu vô cùng. Sâu răng tiếp cận buồng tủy răng sẽ càng gây đau đớn hơn do số lượng thương tổn của răng đã tăng lên. Lúc này, lớp cấu trúc bên ngoài của răng đã bị phá hủy nên không còn đủ khả năng đảm đương trọng trách cách nhiệt và bảo vệ tủy.

Xem thêm: Nhổ răng sâu giá bao nhiêu? Địa chỉ nhổ răng uy tín

rang khon bi sau vo co nen nho khong
Răng khôn bị sâu vỡ có nên nhổ không?

Viêm tủy răng

Nguyên nhân chính gây ra viêm tủy là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và làm cho tủy sưng lên. Ở giai đoạn đầu của viêm tủy răng, răng bạn chỉ hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng để càng lâu, cơn đau sẽ tồi tệ kèm theo nguy cơ bị mất răng.

giai doan viem tuy
Giai đoạn viêm tủy

Bệnh về nướu

Bệnh nướu răng (viêm nha chu) vô cùng nguy hiểm bởi tình trạng này diễn ra rất nhanh. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng răng và cần phải nhổ răng.

Áp xe răng

Nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan đến chân răng cũng như những bộ phận xung quanh. Biến chứng của tình trạng này bao gồm: mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…

GẶP BÁC SĨ NGAY

ap-xe-rang-khon

Mọc răng khôn

Răng hàm thứ ba hay răng khôn (răng số tám) là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng ở người trưởng thành. Thông thường, vị trí không gian cho răng khôn dường như rất hẹp hoặc thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hệ quả răng hàm thứ ba trở nên mắc kẹt giữa xương hàm và nướu.

Mặt khác, do vị trí khó tiếp cận nên rất nhiều người không vệ sinh răng khôn được, dẫn đến tình trạng phát sinh vấn đề ở khu vực này. Những vấn đề thường xảy ra gồm:

  • Đau răng hàm
  • Nhiễm trùng nướu
  • Sâu răng
khong nho rang khon moc lech
Răng khôn mọc lệch

Những nguyên nhân ít gặp nhưng vẫn có thể

Các quy trình điều trị vấn đề về răng

Sau khi trám hoặc bọc, răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Đặc biệt, mức độ nhạy cảm sẽ càng tăng nếu nguyên nhân điều trị răng của bạn bắt nguồn từ lỗ sâu. Do đó, dù điều trị vấn đề răng miệng là cần thiết, nhưng đôi khi các quy trình có thể gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến cơn đau răng phát sinh. Mặc dù vậy, theo thời gian, nếu sức khỏe răng hồi phục tốt, tình trạng trên có khả năng thuyên giảm đáng kể.

Nghiến răng

Người có thói quen nghiến răng thường thực hiện hành vi này trong vô thức vào ban đêm. Bên cạnh đó, không phải ai cũng biết, nghiến răng có nguy cơ gây tổn thương cho bộ phận này. Đôi khi, thói xấu trên còn kích thích các dây thần kinh, khiến răng trở nên nhạy cảm.

bien phap khac phuc dau rang
Biện pháp khác phục đau răng hàm dưới

Gãy vỡ răng

Tình trạng gãy răng có nguy cơ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm hay thậm chí là tủy và các dây thần kinh. Trong một số trường hợp, bạn có thể không nhận ra răng đã bị gãy, dù vết gãy (nứt) có thể đã lan sâu vào bên trong răng. Tình trạng này có nguy cơ gây đau răng mỗi khi bạn cắn hay nhai, còn gọi là “hội chứng nứt răng”.

Bề mặt chân răng bị lộ

Khi xương và nướu bảo vệ không còn che phủ chân răng, bộ phận này có thể rất nhạy cảm với các kích thích như đánh răng hoặc nhiệt độ khoang miệng thay đổi.

3. Khi nào bạn nên gặp Nha Sĩ

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt khi rơi vào những trường hợp như sau:

  • Tình trạng đau răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày.
  • Cường độ đau tăng dần và nghiêm trọng hơn.
  • Bạn bị sốt, đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng.
  • Đối với các bệnh nhiễm trùng răng, xác định và điều trị đúng phương pháp rất quan. trọng, vì việc này đóng vai trò ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang các bộ phận khác của khuôn mặt, bao gồm cả hộp sọ hay thậm chí là máu.
  • Bạn nên đến nha sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

4. Chẩn đoán triệu chứng đau nhức răng

Để chữa đau răng, trước tiên các nha sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và tiến hành kiểm tra thể chất. Họ sẽ đặt câu hỏi về tình trạng đau răng mà bạn đang trải qua, ví dụ như:

  • Cơn đau bắt đầu khi nào
  • Cường độ đau ra sao
  • Mức độ nghiêm trọng của cơn đau răng
  • Vị trí phát sinh
  • Yếu tố khiến cơn ê buốt răng nghiêm tệ hơn
  • Điều gì giúp cơn đau thuyên giảm

Tiếp đến, nha sĩ sẽ kiểm tra tổng quát miệng, răng, nướu, hàm, lưỡi, họng, xoang, tai, mũi và cổ của bạn. Chụp X-quang cũng như các xét nghiệm chuyên sâu hơn cũng có khả năng được thực hiện. Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng mà nha sĩ đang dự đoán.

5. Phương pháp điều trị tại nha khoa

Nha sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau răng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này để đưa ra cách chữa đau răng hiệu quả nhất cho người bệnh. Đồng thời, để đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh loại bỏ hoàn toàn sự nhiễm trùng đang phát tác ở răng (sâu răng),

Nha sĩ cũng sẽ nhanh chóng điều trị các thương tổn, nhằm bảo vệ khu vực nhạy cảm, tránh tiếp xúc với môi trường trong khoang miệng. Sau đây là một số phương pháp điều trị đau răng tại nha khoa đối với những nguyên nhân gây đau thường gặp.

GẶP BÁC SĨ NGAY

Sâu răng

Đối với trường hợp lỗ sâu nông trên bề mặt răng, nha sĩ chỉ cần loại bỏ bằng cách trám răng. Tuy nhiên, khi lỗ sâu đã xâm nhập đến khu vực buồng tủy răng, nha sĩ sẽ cần phải thực hiện thêm bước điều trị tủy. Về cơ bản, quá trình điều trị tủy, còn gọi là rút tủy răng, gồm:

  • Loại bỏ hoàn toàn tủy răng, kể cả dây thần kinh và mạch máu khu vực này.
  • Vệ sinh phần bên trong của răng rồi hàn lại bằng vật liệu trơ.
Răng so 8 bị sâu nên giữ hay loại bỏ.

Áp xe răng

Trong trường hợp áp xe răng, nhiễm trùng có xu hướng phát sinh ngay từ bên trong nên nha sĩ sẽ cần áp dụng liệu pháp kháng sinh để giải quyết vấn đề sức khỏe răng miệng trên. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng, bạn có thể cần đồng thời thực hiện liệu pháp kháng sinh cũng như một số quy trình bổ sung để giải quyết triệt để mầm bệnh lây lan.

Áp xe nha chu

Đối với áp xe nha chu, nha sĩ chỉ cần thực hiện thủ thuật dẫn lưu đơn giản để lấy mủ ra. Sau đó, các chuyên gia sẽ tiến hành xử lý vết thương và sát trùng khu vực này, nhằm giải quyết triệt để những mầm bệnh có nguy cơ sót lại. Dung dịch kháng khuẩn chứa chlorhexidine thường đảm nhiệm vai trò này.

Tùy thuộc vào mức độ áp xe, đôi khi nha sĩ cũng có khả năng kê toa thuốc kháng sinh dạng uống cho bạn. Mặt khác, trong thời gian ngắn, họ sẽ yêu cầu bạn dùng nước súc miệng chứa chlorhexidine để hỗ trợ quá trình phục hồi. Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng và rửa với nước ấm để tránh kích thích đến vết thương.

GẶP BÁC SĨ NGAY

Gãy răng và hội chứng nứt răng

Đối với tình trạng gãy răng hoặc các tình huống hội chứng nứt răng, đặt mão răng (chụp răng giả) là lựa chọn điều trị phổ biến nhất. Mão răng sẽ thay thế cấu trúc răng bị phá hủy, đồng thời giúp bảo vệ răng đang yếu khỏi thương tổn nhiều hơn.

rang-me-gay

Bạn cần đến nha sĩ để có cách điều trị phù hợp khi bị đau răng
Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà nha sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp.

GẶP BÁC SĨ NGAY

6. Cách giảm đau răng tại nhà

Để giảm cơn đau trước khi gặp nha sĩ, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau:

  • Dùng thuốc giảm đau (Hapacol).
  • Chườm lạnh ở má (khu vực răng bị đau).
  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Sử dụng trà bạc hà.

Lưu ý, đây chỉ là những giải pháp tạm thời và không có tác dụng về lâu dài nên bạn vẫn cần đến phòng nha càng sớm càng tốt.

7. Làm sao để phòng ngừa đau răng?

Phần lớn các cơn đau đều phát sinh từ tình trạng sâu răng. Do đó, việc tuân theo các quy tắc vệ sinh răng miệng tiêu chuẩn y tế là biện pháp phòng ngừa đau răng tốt nhất. Các quy tắc thực hành vệ sinh răng miệng thường có:

  • Đánh răng thường xuyên với kem đánh răng chứa fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng.
  • Súc miệng với nước súc miệng sát trùng.
  • Đến gặp nha sĩ mỗi năm hai lần để kiểm tra tổng quát.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau răng. Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng cơn đau ngày càng tồi tệ hơn do trì hoãn đi khám.

3.8/5 (4 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm chi nhánh

Cơ sở Tiên Du

Dương Húc, Đại Đồng, Tiên Du, Bắc Ninh
058.858.6668
08h - 19h

Cơ sở Ninh Hiệp

Sau Dãy Nhà Trắng, Ninh Hiệp Gia Lâm, Hà Nội
0983.348.115
08h - 19h

Cơ sở Từ Sơn ( Vinsmile)

317 Đ. Trần Phú, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
058.858.6668
08h - 19h