Khớp cắn hở phải làm sao? Phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Tác giả: Hoàng Văn Nam - 25/03/2024
266 Lượt xem

Có khá nhiều dạng sai khớp cắn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng con người. Điển hình là tình trạng khớp cắn hở khá phổ biến hiện nay. Không chỉ ảnh hưởng đến sự sắp xếp các răng, cùng việc ăn nhai khó khăn. Còn có nguy cơ gây rối loạn khớp thái dương hàm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như tìm kiếm được giải pháp điều trị răng cắn hở hiệu quả thì hãy cùng Nha Khoa Tận Tâm theo dõi ngay bài viết dưới đây.

1. Khớp cắn hở là gì?

Khớp cắn hở là dạng sai khớp cắn mà một nhóm răng hàm trên và hàm dưới không chạm vào ở trạng thái nghỉ. Có thể xuất hiện ở nhóm răng phía trước hoặc nhóm răng sau trên cung hàm. Khi 1 hàm đã đóng lại hoàn toàn vẫn có các khe hở giữa các răng ở hai hàm.

Hàm trên sẽ bao phủ lấy hàm dưới một mức độ vừa phải và hai hàm răng vừa vặn cắn khít với nhau. Thế nhưng với khớp cắn hở thì sẽ có nhóm răng cửa và răng hàm không tiếp xúc với nhau khi khép miệng bình thường.

Có 2 loại khớp cắn hở như sau:

  • Cắn hở do răng: Trường hợp này xảy ra do kết quả của quá trình mọc răng. Các răng mọc lệch lạc không đúng vị trí dẫn đến khớp cắn hở.
  • Cắn hở do xương: Sự phát triển bất thường của xương hàm có thể là nguyên nhân gây sai khớp cắn. Tình trạng hầu hết gặp phải do yếu tố di truyền.

Xem thêm: Hàm răng chuẩn khớp cắn là như thế nào? Hình ảnh thực tế

2. Dấu hiệu nhận biết răng cắn hở

Khớp cắn hở có nhiều đặc điểm rõ ràng và khác biệt so với các dạng sai khớp cắn khác. Khi quan sát và theo dõi khớp cắn có thể dễ nhận thấy răng cắn hở thông qua những đặc điểm sau đây:

Khi đóng miệng ở trạng thái nghỉ, thì nhóm răng hai hàm (nhóm răng cửa hoặc răng hàm) không thể chạm nhau. Có những khoảng hở ở phía trước.

Cung răng hàm trên thường có dạng chữ V, nếu răng cắn hở phía trước.

Khi răng cắn hở gây vẩu thì đường nối trán – mũi – cằm thường bị gấp khúc, tương quan khuôn mặt kém hài hòa.

Người bị khớp cắn hở thường gặp trở ngại về giọng nói và phát âm không tròn vành, rõ chữ.

Dau hieu nhan biet khop can ho

3. Những hệ lụy của khớp cắn hở gây ra

Nhìn chung, bất kỳ một dạng sai khớp cắn nào đều gây ảnh hưởng không tốt đến con người. Theo các chuyên gia đánh giá thì cắn hở sẽ gây ra những tác hại bao gồm:

Nụ cười kém thẩm mỹ

Mặc dù các trường hợp răng cắn hở thông thường không ảnh hưởng đến sự hài hòa khuôn mặt. Thế nhưng khi cười nói sẽ gây mất điểm nghiêm trọng. Hàm răng bị hở làm lộ phần lưỡi khiến nụ cười kém duyên. Không ít người vì vậy mà trở nên tự ti và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Suy giảm chức năng ăn nhai

Nếu hai hàm răng không thể chạm nhau ở vị trí răng cửa thì việc cắn xé thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trường hợp hở nhóm răng hàm thì chức năng ăn nhai bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi vì đây chính là nhóm răng nhai chính của cung hàm.

Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Thức ăn dạng thô chưa được nhai kỹ đã đi xuống dạ dày. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa và dạ dày.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Các nhóm răng hai hàm hoạt động ăn nhai không ổn định tạo áp lực lên một số vị trí nhất định trên cung hàm. Lâu dài sẽ làm “quá tải” gây hại cho hàm răng. Đồng thời quá trình ăn nhai sẽ gặp khó khăn cũng sẽ tác động xấu đến khớp thái dương hàm, gây loạn năng khớp thái dương hàm.

4. Tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Cùng với các bệnh lý răng miệng là nhiều nguy cơ khác đối với sức khỏe toàn thân khi bị khớp cắn hở. Răng cắn hở có thể gây ra một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và xương hàm nên tuyệt đối không được chủ quan.

Khop can ho tiem an nhieu benh ly

Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn hở

Sai khớp cắn có thể xảy ra do yếu tố di truyền từ các thế hệ ông bà và cha mẹ. Tình trạng này không thể tránh được và chủ yếu là dạng sai khớp cắn do xương. Nên cần thực hiện phẫu thuật chỉnh hình để cải thiện khớp cắn hở.

Các trường hợp khác, khớp cắn hở hình thành do thói quen xấu hàng ngày. Đặc biệt thường gặp ở giai đoạn trẻ em còn nhỏ tuổi với các thói quen mút tay, cắn bút, đẩy lưỡi, ngậm ti giả,… Còn trong trường hợp này thì dễ khắc phục hơn bằng cách cải thiện thói quen xấu từ sớm. Xây dựng thói quen tốt cho răng miệng. Còn một số trường hợp khớp cắn hở đã hình thành thì thực hiện chỉnh nha để khắc phục.

5. Các phương pháp điều trị khớp cắn hở hiện nay

Để điều trị khớp cắn hở cần dựa trên mức độ bệnh lý và nguyên nhân hình thành. Đồng thời khi thăm khám và bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng. Sau đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho từng người, từng giai đoạn.

Điều trị ở giai đoạn cắn hở bắt đầu hình thành

Nếu người bệnh đang ở giai đoạn đầu hình thành khớp cắn hở thì bác sĩ sẽ phân tích nguyên nhân hình thành.

Nếu xuất phát từ các thói quen hàng ngày như đã kể ở trên thì cần có hướng cải thiện. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các khí cụ chuyên dụng như máng duy trì. Cùng những chỉ dẫn quan trọng khác để giúp bé dừng những thói quen xấu này.

Đối với các nguyên nhân do xương hàm trên trên bị hẹp hoặc lõm. Thì phương án điều trị lúc này là đeo hàm nới rộng cung hàm. Để từ đó giúp đưa cung hàm ra và đóng khít được các khoảng hở giữa hai hàm.

Điều chỉnh khớp cắn hở khi đã hành hình

Khi đã hình thành khớp cắn hở thì bác sĩ sẽ điều chỉnh khớp cắn về dạng cân đối nhất. Và các nhóm răng hai hàm đều đặn và khớp cắn tiêu chuẩn. Nhưng tuy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn 1 trong 3 phương pháp điều trị đó là: niềng răng, làm răng sứ và  phẫu thuật hàm.

  • Niềng răng khớp cắn hở: Niềng răng sử dụng các khí cụ mắc cài và dây cung- máng trong suốt để nắn chỉnh răng. Mục tiêu niềng răng cắn hở là để làm lún răng cối và làm trồi răng cửa hai hàm. Sau đó nới rộng cung răng hàm trên.Cùng các lực siết trên khí cụ chỉnh nha có khả năng nắn chỉnh răng cắn hở.
  • Làm răng sứ phục hình: Hiện đây là kỹ thuật phục hình nhanh chóng và khắc phục khớp cắn hở chỉ trong vòng 3-5 ngày. Tuy nhiên, khi làm răng sứ chỉ có thể thực hiện cho các trường hợp răng sai lệch mức độ nhẹ. Sẽ phải tác động tới men răng của người bệnh nên cần cân nhắc trước khi làm.
  • Phẫu thuật điều chỉnh xương hàm: Việc phẫu thuật chỉnh hình sẽ được thực hiện đối với trường hợp khớp cắn hở do xương hàm do bẩm sinh và di truyền. Còn đối với một số trường hợp có thể phải kết hợp phẫu thuật và niềng răng. Để đạt khớp cắn lý tưởng nhất, điều trị triệt để khớp cắn hở.

6. Niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu để đạt hiệu quả?

Niềng răng là phương pháp phổ biến nhất, được ưu tiên thực hiện. Để điều trị sai khớp cắn hay tình trạng khớp cắn hở. Trừ trường hợp do xương ,thì hầu hết niềng răng đều có thể can thiệp và mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay có 4 phương pháp niềng răng đó là:

Với mỗi kỹ thuật niềng răng khác nhau thì thời gian điều trị cũng có sự chênh lệch. Vì một ca niềng răng sẽ cần từ 1-2 năm để hoàn tất. Còn nếu răng lệch lạc nặng thì có thể mất tới 3 năm.

Cũng theo các chuyên gia đánh giá thì niềng răng không mắc cài có khả năng đẩy nhanh tiến độ niềng răng. Còn thời gian niềng răng trong suốt sẽ nhanh hơn mắc cài tối thiểu từ 4-6 tháng. Cùng với đó là nhiều ưu điểm vượt trội khác về thẩm mỹ. Cũng như tính thuận tiện và hiệu quả điều trị.

Niềng răng khớp cắn hở mất bao lâu

Xem thêm: Niềng răng có đau không? Cách giảm đau trong quá trình niềng

7. Quy trình niềng răng khớp cắn hở – Nha khoa Devo

Nha khoa Devo là trung tâm nha khoa uy tín tại Bắc Ninh và Hà Nội, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Luôn ứng dụng công nghệ hiện đại hàng đầu. Để mang đến giải pháp điều trị khớp cắn hở tối ưu cho khách hàng.

Quy trình niềng răng tại nha khoa Devo
Quy trình niềng răng tại nha khoa Devo

Dưới đây là 6 bước trong quy trình niềng răng tại Devo

  • Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám và chụp X-quang để lên kế hoạch điều trị phù hợp cho người bệnh. Đồng thời tư vấn chi tiết cho bạn về quá trình điều trị sắp tới để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình điều trị.
  • Bước 2: Sau khi đã thống nhất giải pháp niềng răng khớp cắn hở. Bác sĩ sẽ điều trị triệt để các bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nướu,… trước khi gắn khí cụ chỉnh nha.
  • Bước 3: Chỉ định sử dụng khí cụ phù hợp cho từng trường hợp, nong hàm để nới rộng cung hàm.  Chuẩn bị tách kẽ, gắn khâu,…
  • Bước 4: Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung hoặc đeo máng niềng đầu tiên để bắt đầu quá trình niềng răng.
  • Bước 5: Tái khám định kỳ để theo dõi. Điều chỉnh lực siết răng cho giai đoạn niềng răng mới. Đồng thời khắc phục vấn đề răng miệng, sự cố niềng răng (nếu có).
  • Bước 6: Tháo khí cụ chỉnh nha và đeo hàm duy trì trong giai đoạn cuối cùng để ổn định hàm răng đã dịch chuyển.

Trong suốt thời gian niềng răng tại Devo. Bạn sẽ luôn có bác sĩ chuyên khoa đồng hành trong tất cả các giai đoạn. Đưa ra những tư vấn. Giải đáp mọi lúc nhằm hỗ trợ khách hàng có quá trình niềng răng nhẹ nhàng. Hạn chế đau nhức và mang lại kết quả cao.

Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn chi tiết về tình trạng khớp cắn hở. Thì hãy liên hệ với Nha khoa Devo để được tư vấn và giải đáp nhé.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm chi nhánh

Cơ sở Tiên Du

Dương Húc, Đại Đồng, Tiên Du, Bắc Ninh
058.858.6668
08h - 19h

Cơ sở Ninh Hiệp

Sau Dãy Nhà Trắng, Ninh Hiệp Gia Lâm, Hà Nội
0983.348.115
08h - 19h

Cơ sở Từ Sơn ( Vinsmile)

317 Đ. Trần Phú, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam
058.858.6668
08h - 19h